Fanta là một nhãn hiệu đồ uống có ga nổi tiếng khắp thế giới do Coca-Cola phát triển. Đây cũng là một trong top 50 đồ uống ngon nhất thế giới do kênh truyền hình CNN Go của Hoa Kỳ bình chọn. Hiện nay, Fanta có mặt tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với hơn 100 hương vị đa dạng.
Cũng giống như Coca-Cola, Fanta ra đời từ nhu cầu phục vụ chiến tranh. Năm 1940, dưới thời kỳ Đệ tam Quốc Xã, chiến tranh Thế giới thứ hai bắt đầu lan rộng và ngày càng khốc liệt. Hoạt động thương mại quốc tế bị ảnh hưởng nghiêm trọng, xuất nhập khẩu của Đức bị gián đoạn kéo theo tình trạng khan hiếm nhiều mặt hàng trên thị trường Đức, trong đó có cả đồ giải khát như Coca-Cola. Mặc dù khi đó Coca-Cola chỉ làm một thứ xi-rô, song vì Hoa Kỳ tuyên chiến với Đức nên Coca-Cola bị cấm xuất khẩu sang Đức. Max Keith, Giám đốc điều hành chi nhánh Coca-Cola tại Đức khi đó nhận thấy cần phải cho ra đời một thức uống mới để duy trì hoạt động của nhà máy. Do sự thiếu thốn nguyên liệu đầu vào, nên Keith quyết định pha chế sản phẩm mới từ bất kỳ nguyên liệu nào kiếm được. Chính điều này đã vô tình tạo ra một loại nước giải khát vô cùng thành công sau này.
Cái tên Fanta
Không lâu sau đó, người ta phát động một cuộc thi đặt tên trong phạm vi toàn nhà máy. M.Keith khi đó nói với nhân viên của ông (bằng tiếng Đức) rằng, hãy phát huy tối đa trí tưởng tượng (Fantasie) của họ, ngay lập tức, một nhân viên kinh doanh tên là Joe Knipp đề xuất đơn giản hoá từ Fantasie (tiếng Đức nghĩa là “sức tưởng tượng”), thế là cái tên Fanta ra đời năm 1941. Sau khi xuất hiện, Fanta nhanh chóng trở thành đồ uống phổ biến trong chế độ Quốc Xã và được cả Hít-le ủng hộ. Từ khi có Fanta, nhà máy của Coca-Cola duy trì được hoạt động bình thường, tính đến 1943, khoảng 3 triệu chai Fanta được tiêu thụ.
Tại các nơi đặt chân tới, Fanta được gọi bằng các tên khác nhau. Tại Ru-ma-ni, Secsbia, Bosnia, Ấn Độ, Mác-xê-đô-ni-a và nhiều nước Ban-tích, Fanta được gọi là Shokata, bắt nguồn từ từ Socată, một thức uống chiết xuất từ quả cây cơm cháy. Tại Hà Lan và Thuỵ Sĩ, người ta có Fanta phúc bồn đen. Tóm lại, nơi nào sử dụng hương liệu nào để tạo hương vị Fanta thì láy tên hương vị đó theo sau nhãn hiệu Fanta. Tại Bỉ, có Fanta Funky Orange, còn ở Anh thì có Fanta Zero (còn gọi là Fanta Z) dành cho người ăn kiêng. Tại Tây Ban Nha, người ta sáng tạo hẳn ra một từ mới là Pagafantas, nghĩa là “người thích Fanta” để ám chỉ những anh chàng yêu đơn phương.
“More Fanta, Less Serious!”
Với một định hướng kinh doanh lâu dài cho tương lai, năm 2007, Fanta đã tung ra một chiến dịch mang tên “Less Serious” trên toàn cầu. Trước đó, phiên bản cũ của chương trình này đã được thực hiện tại các thị trường Mỹ Latinh, châu Âu, châu Phi và châu Á. Mặc dù kinh phí cho quảng cáo của Fanta đã giảm từ 7,4 triệu đô la từ năm 2006 xuống còn 4,1 triệu đô la năm 2010, nhưng chiến dịch quảng cáo “Less Serious” vẫn được thực hiện với quy mô rất rộng lớn và mạnh mẽ.
Đối tượng được nhắm đến trong chiến dịch là lứa tuổi teen từ 16 tuổi trở lên và là những thanh thiếu niên trẻ, đa văn hóa,cảm thấy mình rất “cool” khi cầm trong tay chai nước giải khát Fanta. Và với thông điệp “More Fanta, Less Serious, nhãn hàng muốn truyền tải một thông điệp cực kì lạc quan rằng, hãy uống Fanta đi, vì mọi khó khăn của bạn sẽ theo đó mà biến mất!
Fanta tại thị trường việt nam
Fanta đã và đang là một nhãn hàng lớn ở Việt Nam với độ tăng trưởng tăng liên tục trong những năm gần đây, với tín hiệu đáng mừng trên, Coca-Cola Việt Nam đã quyết định chú trọng đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào nhãn hàng này.
Tính từ đầu năm 2017 đến nay, đã có thêm 3 hương vị được sản xuất và bán ra ngoài thị trường với hương vị cực thơm ngon, nâng tổng số hương vị Fanta tại thị trường Việt hiện tại lên con số 5: Cam, Xá xị, Việt quất, Hương trái cây nhiệt đới và Fanta + C (bổ sung vitamin C). Và trong tương lai, Fanta sẽ còn có nhiều hương vị mới mẻ, thơm ngon hơn nữa để đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng đặc biệt là các bạn trẻ.
Xem thêm tại website: http://www.cocacolavietnam.com/thong-hieu/fanta
S Communications
UEHenter.com